5 Xu hướng đầu tư Bất động sản năm 2023

 Khi bạn nắm được 5 xu hướng dưới đây, bạn có thể xem xét chuyển hướng sản phẩm, cũng như sắp xếp các công việc của mình phục vụ cho nhu cầu thị trường.

5 Xu hướng đầu tư Bất động sản năm 2023
XU HƯỚNG 1: Dịch chuyển từ Bất động sản ĐẦU CƠ sang Bất động sản TIÊU DÙNG.
Người mua Bất động sản thường có 2 nhóm: một là ĐẦU TƯ và hai là người mua để TIÊU DÙNG.
Trong bối cảnh siết tín dụng, lãi suất ngân hàng đang tăng thì khách đầu tư ít dần, lúc này chủ yếu là khách tiêu dùng.
Bất động sản đầu cơ: là những mảnh đất ở xa, mua và để đó, chờ đủ lâu, tăng giá và bán.
Bất động sản tiêu dùng: đất dùng để xây nhà ở, làm văn phòng hoặc kho xưởng. hay Mua để phục vụ công việc kinh doanh như: làm vận chuyển, làm giáo dục, y tế,...
Như vậy bạn có thể xem xét dịch chuyển sản phẩm mình kinh doanh từ Bất động sản đầu cơ sang loại Bất động sản tiêu dùng phục vụ nhu cầu của người dùng cuối này.

XU HƯỚNG 2: Dịch chuyển từ Bất động sản ở VEN ĐÔ về TRUNG TÂM, từ xa về gần.
Nhiều bạn đầu tư Bất động sản ở xa trung tâm, cách 3-4h di chuyển thì chuyển về đầu tư cách trung tâm 30-40 phút.
Mục tiêu của việc dịch chuyển này là đáp ứng tính thanh khoản (thanh khoản xếp số 1).
Thanh khoản tức là muốn bán tài sản thì có người mua nhanh, chuyển thành tiền mặt nhanh.
Trung tâm được hiểu là các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Cách hiểu thứ 2 là trung tâm các thành phố, các tỉnh, Thị Xã,...
Tất nhiên việc dịch chuyển từ ven đô về trung tâm, từ xa về gần này phù hợp với những nhà đầu tư với chiến lược đánh ngắn hạn (6 tháng đến 1 năm), còn nhà đầu tư tầm nhìn trung và dài hạn 3-5 năm trở lên thì họ vẫn mua ở xa.
Xu hướng thứ hai này phù hợp với các bạn đánh ngắn, ưu tiên tính thanh khoản

XU HƯỚNG 3: SĂN TÀI SẢN THANH LÝ, “NGỘP”.
Trong giai đoạn này bạn có thể đi xem và trả giá các Bất động sản giảm được từ 15-20%.
Nhiều người hiện nay đang vay ngân hàng, áp lực trả lãi ngân hàng sẽ phải chấp nhận bán cắt lỗ.
Lúc này thời gian là kẻ thù của người bán, càng kéo dài càng mệt mỏi, càng áp lực. Khó khăn của người này, là cơ hội của người khác.
Lưu ý: Chúng ta nên tách ra làm 2 loại, có những nơi, những loại hình Bất động sản ví dụ đất ở khu vực xa xôi nó sẽ xuống nữa nếu như nó xuất phát từ giai đoạn sốt ảo.
Tuy nhiên có những khu vực, loại hình Bất động sản ở trung tâm, mặt đường to, vị trí đẹp, nguồn cung không nhiều thì có khi hở ra là vẫn mất hàng. Lúc thị trường trầm lắng, bạn có thể mua được nhiều tài sản ngon mà trước đó ít khi xuất hiện.
Chú ý: Thời điểm này nên tỉnh táo để phân biệt được tài sản ngon bán giá “ngộp” và tài sản giá rẻ vì có vấn đề (pháp lý, phong thủy, quy hoạch, hay sản phẩm từ giai đoạn sốt ảo,...)

XU HƯỚNG 4: TỪ Bất động sản LÃI VỐN sang Bất động sản DÒNG TIỀN.
Bất động sản lãi vốn là gì: Là Bất động sản bạn mua giá 10 đồng, tăng lên thành 12, 13, 20 đồng.
Bất động sản dòng tiền: là bất động sản có thể khai thác thu tiền về hàng tháng, hàng năm theo tỷ suất 5-10%/năm, sau này giá trị bất động sản tăng tính sau.
Bạn có thể đầu tư Bất động sản dòng văn phòng, cho thuê thu tiền hàng tháng, Bất động sản nghỉ dưỡng để khai thác ăn chia với chủ đầu tư.
Tính ra Bất động sản dòng tiền sẽ phân ra 3 loại:
+ Dòng tiền thấp
+ Dòng tiền cao
+ Dòng tiền ổn định và không ổn định.
Thời gian qua có những câu chuyện chủ đầu tư cam kết với nhà đầu tư khai thác cho thuê cam kết 10-12%/năm. Tuy nhiên hết thời hạn 5 năm thì chủ đầu tư báo lỗ, nhà đầu tư náo loạn, lúc này mới biết là đầu tư kiểu này không hiệu quả.
Nhiều người đã dịch chuyển sang loại hình bất động sản dòng tiền này: mua đất xây tòa nhà cho thuê, mua đất đầu tư khách sạn, homestay,...

XU HƯỚNG 5: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
Nhiều người xác định điểm vào và điểm ra khi đầu tư bất động sản.
Giai đoạn này rất phù hợp làm pháp lý: ví dụ tách thửa, 1 số tài sản tách làm 2-3 vòng. Nhiều trường hợp thì giai đoạn này làm chuyển đổi mục đất sử dụng đất, cải tạo, làm mặt bằng.
Một số chủ đầu tư thì giải phóng mặt bằng, làm thủ tục pháp lý.
Giai đoạn rất tuyệt vời để làm pháp lý cho bất động sản
Giai đoạn này một số bạn cũng tập trung học tập, kết nối, phát triển cá nhân.
Sự nghiệp bất động sản của bạn là 20-30 năm thì dành một vài năm để học tập và phát triển cá nhân là điều tất nhiên rồi.

Thì bài học rút ra dành cho các bạn là, cứ sau 2 đến 3 năm mà thu nhập của bạn không gia tăng được, tức là bạn đang bị giới hạn về nhận thức, và đến lúc bạn nên có một công cụ mới.
Ngồi ở nhà thì không nghĩ ra được, Giai đoạn này một số bạn vẫn tích cực đi xem và tìm cơ hội.
Cũng có nhiều người đang quan sát và chờ tín hiệu kinh tế vĩ mô điều chỉnh như tình hình siết tín dụng, tăng lãi suất, tình hình chiến tranh,...

Giằng co tâm lý đầu tư BĐS cuối năm 2022: “ôm tiền” hay “đi săn”? (10.12.2022)

 Khi các đợt tăng lãi suất khiến nhà đầu tư ngần ngại tham gia thì trường thì thông tin nới room tín dụng cuối năm 2022 lại mang đến tâm lý tích cực. Trên các diễn đàn đầu tư Bất động sản đang xuất hiện các luồng ý kiến trái chiều về việc đầu tư đón đầu vào thời điểm trầm lắng hay tích trữ vốn chờ tín hiệu rõ ràng hơn.

Một số nhà đầu tư đã bắt đầu "gom hàng" trong thời điểm thị trường trầm lắng
Không nên bỏ lỡ cơ hội
Những thông tin về room tín dụng mới mang đến những thay đổi tích cực trong tâm lý của nhà đầu tư. Theo đó, ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm nay thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Ước tính quy mô tín dụng cho nền kinh tế có thể tăng thêm đến 150.000 - 200.000 tỉ đồng.

Dù các tác động của việc nới room tín dụng trước đó không mang lại hiệu quả rõ rệt đối với thị trường bất động sản do nguồn tiền vẫn sẽ ưu tiên cho việc sản xuất – kinh doanh, nhưng các nhà đầu tư vẫn tin rằng bằng cách gián tiếp, dòng tiền vẫn sẽ chảy về thị trường nhà đất.

Anh Khánh (Hà Nội, làm việc tại TP.HCM) cho rằng nếu tận dụng được nguồn tín dụng cuối năm thì vẫn nên đầu tư vào bất động sản.

“Bất động sản không phải là kênh sinh lời chính của tôi mà chỉ là phương tích lũy tài sản. Trước khi đầu tư tôi phải dự phòng khoản tiền để duy trì kinh doanh chính, vốn không nhiều nên tôi kết hợp với bạn bè thành nhóm đầu tư. Nếu cuối năm vay được ngân hàng thì có thể dùng khoản dự phòng kinh doanh để đầu tư đất, năm sau thị trường phất lên thì bán đi vẫn có lời”, anh Khánh cho biết.
Các nhà đầu tư lên phương án tận dụng việc nới room tín dụng cuối năm để tăng vốn cho đầu tư nhà đất
Nhà đầu tư cho biết khả năng tiếp cận tín dụng cao vì doanh nghiệp của anh hoạt động khá ổn định qua mùa dịch, các khoản vay ngân hàng đều tất toán đúng hạn, và anh xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng khu vực.

“Bên tôi sản xuất phân bón, đầu năm nhu cầu sẽ tăng nên cần vốn để gia tăng sản xuất từ đó sẽ dễ được duyệt khoản vay. Điều tôi lo bây giờ là ngân hàng tôi làm việc cùng sẽ được bố trí bao nhiêu tiền, có đủ phân bổ đúng nhu cầu kế hoạch của mình hay không”, anh Khánh cho biết.

Theo nhà đầu tư, khi đã có khoản tín dụng cho kinh doanh, anh và nhóm sẽ sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi chốt các giao dịch tiềm năng để làm đầy giỏ hàng cuối năm. Chuẩn bị cho mùa giao dịch vào quý 2/2023.

“Thời gian qua nhóm tôi đã chấm một vài sản phẩm tốt và có chiều hướng giảm giá rồi, chỉ cần gom đủ vốn là đi thương lượng, chốt sớm không sẽ bị người khác chiếm mất. Mấy tháng nay người ta đã bắt đầu đi gom hàng rồi, mình chần chừ thì sẽ mất cơ hội”, anh Khánh chia sẻ.

Dữ trữ tiền mặt để chuẩn bị cho cơ hội tốt hơn
Chia sẻ ý kiến đối lập, chị Phương (TP.Thủ Đức) cho biết đã gửi phần lớn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để đón lãi suất huy động cao.

“Trước đây, chúng tôi phân bổ tiền ở nhiều ngân hàng để phòng tránh rủi ro, khi cần thì rút nhanh chóng. Giờ tập trung vào 2 tài khoản, gửi kỳ hạn 3-6 tháng những số tiền lớn thì mức lãi cũng khả quan. Nhìn chung thời điểm này dự trữ tiền mặt vẫn hơn là đầu tư”, chị Phương chia sẻ.

Chia sẻ về việc đầu tư bất động sản, chị Phương cho rằng vợ chồng chị ưu tiên phân khúc đất nền vì khả năng sinh lời cao và thu hồi vốn nhanh.

“Đất giữ của (dự trữ tài sản-PV) thì vợ chồng tôi đều có rồi, giờ muốn đầu tư vào cái gì dễ sinh lời một chút chứ đầu tư kiểu lâu dài phát sinh nhiều vấn đề không thể quản lý hết được. Trước đây tôi cũng có mấy căn nhà mua rồi cho thuê ở dưới quê (Bình Dương) nhưng sau phải bán đi vì không có thời gian chạy đi chạy lại”, chị Phương cho biết.

Chị Phương cho rằng hiện tại phân khúc nhà liền thổ không phải là phương án đầu tư phù hợp vì mức giá quá cao, khó giảm giá, tiềm năng sinh lời cũng không đủ hấp dẫn. Đặc biệt nhà phố vùng nội đô đã đến mức bão hóa, khả năng chênh lệch khi giao dịch không cao còn nếu khai thác cho thuê thì không bằng lãi suất gửi ngân hàng.

Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cho rằng đây không phải là thời điểm tốt để đầu tư đất nền. Trong khi giá sản phẩm quá cao nhưng thanh khoản lại kém, việc chôn vốn nhàn rỗi lâu không phù hợp với tiêu chí đầu tư của vợ chồng chị.
Nhiều nhà đầu tư không thích "chôn" nguồn vốn dự trữ quá lâu
Quan sát thị trường kết hợp tham khảo các số liệu phân tích, chị Phương và chồng lên kế hoạch sẽ tạm hoãn kế hoạch đầu tư trong 6 tháng tời. Thời gian này sẽ tập trung vào công việc kinh doanh để gia tăng nguồn vốn nhàn rỗi.

“Đến thời điểm giá giảm đến mức hợp lý thì số người mua bán giao dịch cũng sẽ nhiều hơn. Khi đó ai có vốn mạnh thì thắng. Mình quan điểm thu lời từ nhu cầu của thị trường nên cũng không quá quan trọng chênh lệch đáy-đỉnh”, chị Phương chia sẻ.

Kế hoạch của chị Phương cũng có cơ sở khi các chuyên gia cũng cho rằng thị trường bất động sản chưa thể có các tín hiệu tích cực trong ngắn hạn.

Chia sẻ tại một hội thảo gần đây, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang nhận định thị trường có những điều chỉnh đi xuống nhưng tốc độ giảm còn thấp, mức giảm cũng chưa cao, chưa thể coi là đáy. Với các nhà đầu tư muốn hạn chế rủi ro thì nên quan sát thêm đến quý 2/2023 để nắm bắt được xu hướng của thị trường.

“Có thể, qua Tết thị trường bất động sản sẽ bình ổn lại, đến quý 3, quý 4 năm sau, thị trường sẽ tăng trưởng ổn định”, ông Quang dự báo.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng giám đốc AFA Capital, cho rằng diễn biến lãi suất sẽ là một trong những yếu tố báo hiệu sự đảo chiều của giá bất động sản.

“Theo quan điểm của tôi khi nào lãi suất chưa đạt đỉnh thì giá trị tài sản chưa thể nào đạt đáy. Và hiện tại lãi suất chưa đạt đỉnh, và khả năng lãi suất còn tiếp tục đi lên nên giờ chưa phải đáy bất động sản”, ông Tuấn cho biết.

Trong khi đó, ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group, cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng trong thời gian tới do kinh tế vĩ mô và bối cảnh thị trường hiện đang ở pha điều chỉnh mạnh. Bên cạnh giá giao dịch bất động sản, các yếu tố về luật Đất đai, siết room tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng nhiều đến thanh khoản thị trường.
(Nguồn Cafeland)

Không còn đường lùi làm 2 cao tốc qua Đồng Nai, Bình Thuận (04.11.2022)

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Danh Huy chỉ đạo, tiến độ dự án không còn đường lùi, các nhà thầu phải tập trung mọi nguồn lực, nhân công, thiết bị...

Trong hai ngày 3 và 4/11, đoàn công tác Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Trên công trường Thứ trưởng đã có nhiều chỉ đạo “nóng” để tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tăng tốc thi công nước rút
Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy kiểm tra trên công trường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết sáng 4/11.
Tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc Ban điều hành dự án cho biết, tính đến cuối tháng 10, toàn dự án đã đạt giá trị hơn 3.500 tỷ đồng/hơn 6.000 tỷ đồng (đạt 58% giá trị xây lắp, chậm 1,79%).

Đến nay vị trí vướng đường dây 500kV tại Km 138+900 đã được ngành điện lực nâng cao tĩnh không đảm bảo thi công liền mạch.

Về tiến độ dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết ông Phạm Quốc Huy cho biết thêm, sau lễ phát động 120 ngày đêm thông xe kỹ thuật, trên công trường đã có nhiều khởi sắc rõ rệt.

Clip: Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy kiểm tra công trường 2 tuyến cao tốc qua Đồng Nai, Bình Thuận:
Sau khi ký cam kết thi đua nhà thầu đã tăng cường huy động xe máy, thiết bị (tăng thêm hơn 150 đầu thiết bị thi công chính, 34 dây chuyền thi công các loại), tổ chức tăng ca, kíp thi công.

Ban QLDA 7 đang đôn dốc các nhà thầu tập trung triển khai thi công khẩn trương các cầu: cầu Km 160+408, cầu Cà Giây; Cầu Sông Lũy, Cà Tót, Cà Ty… qua các sông, suối lớn.
Một đoạn đường được thảm nhựa tại gói thầu XL02 cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Trong đó yêu cầu nhà thầu bổ sung thêm các mũi thi công đẩy nhanh xây dựng cầu vượt nút giao Phan Thiết (tiệm cận với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây).

“Để đảm bảo tiến độ, Ban đã đẩy nhanh công tác giải ngân giải quyết, tháo gỡ vướng mắc về nguồn tài chính cho các nhà thầu. Đồng thời yêu cầu nhà thầu tăng ca, kíp bổ sung dây chuyền thảm nhựa cùng phương án tổ chức thi công hợp lý để đẩy nhanh thi công”, ông Huy cho hay.
Đại công trường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua huyện Bắc Bình (Bình Thuận).
Đối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đại diện Ban QLDA Thăng Long cho biết, giá trị sản lượng đến đầu tháng 11 đạt 62,36% giá trị hợp đồng (đạt 72,12% giá trị hoàn thành giai đoạn thông xe kỹ thuật cuối tháng 12/2022). Cụ thể các gói thầu đạt tiến độ như sau: XL01 (62,41%), XL02 (62,17%), XL03 (62,71%), XL04 (61,86%).

Cuối tháng 10 “đường găng” của gói thầu XL02 là vị trí cột điện 500Kv. Đến nay đường điện được di dời, nhà thầu đã có mặt bằng gấp rút thi công bù lại tiến độ.

Tại Đồng Nai còn vướng di dời công trình cột điện trung thế, đường viễn thông, vị trí đường điện chiếu sáng, đường điện dân sinh và 2 vị trí đường ống nước chưa di dời. Dự kiến, địa phương sẽ hoàn thành đầu tháng 11 này.
Nhộn nhịp xe lu, máy thi công tại gói thầu XL02 cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Theo ông Thái hiện nhà thầu đang nỗ lực tập kết vật liệu, bổ sung thêm dây chuyền thi công đẩy nhanh tiến độ. Đối với hai điểm găng của dự án là nổ mìn phá đá khu vực Km 30 (gói thầu XL02) và nút giao QL1, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) Ban Thăng Long giám sát chặt tiến độ, theo dõi sát tiến độ từng ngày…

“Thời tiết đang thuận lợi, Ban điều hành đã yêu cầu huy động mọi nguồn lực, bổ sung dây chuyền thảm nhựa, nhất là nguồn lực tài chính. Tập trung thi công để các gói thầu cán đích sớm và đảm bảo thông tuyến kỹ thuật vào cuối tháng 12 này”, ông Đặng Hùng Thái, giám đốc Ban điều hành dự án nói.

Dồn lực đưa dự án sớm cán đích
Tại buổi kiểm tra hiện trường hai tuyến cao tốc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực Ban QLDA và các nhà thầu thời gian qua đã có nhiều giải pháp thúc đẩy tiến độ thi công. Trên công trường không khí thi công rất khẩn trương, tất bật có nhiều chuyển biến tích cực.
Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy thị sát cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua huyện Xuân Lộc (Đồng Nai).
Thứ trưởng lưu ý Ban QLDA Thăng Long, Ban QLDA 7 dù tiến độ đang rất gấp rút nhưng công tác kiểm soát chất lượng phải đặt lên hàng đầu. Ông yêu cầu các đơn vị tư vấn giám sát phối hợp Ban QLDA bám sát đôn đốc tiến độ thi công các gói thầu, báo cáo lãnh đạo Bộ các vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.

Các nhà thầu phải tăng tốc đẩy nhanh giải quyết các đường găng của dự án, gồm nổ mìn phá đá, cầu vượt để khớp nối thông tuyến nhanh nhất có thể. Khẩn trương bổ sung thêm các mũi thi công, dây chuyền thảm nhựa để đẩy nhanh công tác nền, mặt đường

“Tiến độ dự án không còn đường lùi, thời gian còn lại chưa đầy 2 tháng. Các nhà thầu phải tập trung mọi nguồn lực, nhân công, thiết bị máy móc, tài chính tập trung triển khai thi công ngày đêm. Thời tiết đang bước vào mùa khô, rất thuận lợi tăng tốc đưa dự án về đích sớm”, Thứ trưởng Huy cho hay.
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài hơn 99km, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài khoảng 100,1km. Cả hai dự án được khởi công vào tháng 9/2020, dự kiến thông xe kỹ thuật cuối năm 2022.

(Nguồn Báo Giao Thông https://www.baogiaothong.vn/thu-truong-gtvt-khong-con-duong-lui-lam-2-cao-toc-qua-dong-nai-binh-thuan-d571695.html) 

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Gỡ rào cản, phát huy nội lực - Tạo nguồn lực mới từ đất đai (17.09.2022)

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi thu hút sự quan tâm của các giới, chuyên gia trong nhiều ngành, lĩnh vực, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và đông đảo người dân. Yêu cầu đặt ra, cần một cơ chế mở để tiếp nhận được nhiều ý kiến, vừa đảm bảo quan điểm, chủ trương, đường lối được nêu rõ tại Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Phát huy nguồn lực đấi đai để khai thác giá trị sử dụng đất. Trong ảnh: Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa.
Hoàn thiện mối quan hệ “mẹ con, anh em nhà luật”
Thực tiễn cho thấy đã nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thị trường bất động sản và thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản, chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai; quản lý và sử dụng đất, đặc biệt là đất công và đất của người dân bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên đã được chỉ rõ: chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập, chồng chéo, thiếu thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, tạo kẽ hở để không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng, tham nhũng, trục lợi, gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước; do chưa có sự thống nhất cao về nhận thức đối với một số vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất; đất đai có tính lịch sử, nguồn gốc đa dạng, phức tạp, nhạy cảm.

Luật Đất đai liên quan chặt chẽ như “quan hệ mẹ con, anh em nhà luật”. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai phải xử lý hài hòa, hoàn thiện mối quan hệ với Hiến pháp (nguyên tắc hiến định), Bộ luật Dân sự năm 2015 và các luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch, Luật Cư trú. Nguyên tắc hiến định được đảm bảo, nhưng dự thảo luật cần cụ thể hóa “chế độ sở hữu toàn dân về đất đai”. Theo đó, khái niệm “đất công” còn mơ hồ, bị lạm dụng. Tình trạng đất công rơi vào tay tư nhân, những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng đất công có nguyên nhân từ “lỗ hổng” này.

Rà soát sơ bộ dự thảo nhận thấy một số quy định chưa đảm bảo tính thống nhất, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, dễ tạo “khoảng trống” để phát sinh nhũng nhiễu, lạm quyền. Luật Đất đai sửa đổi đang “đá”, “choải” với nhiều văn bản luật hiện hành. Nhiều điều trong dự thảo vẫn liên hệ đến hộ khẩu thường trú đã bị bãi bỏ theo Luật Cư trú như Điều 63 về giao đất, cho thuê đất; Điều 115 về Công nhận quyền sử dụng đất; Điều 145 về Hạn mức giao đất.

Dự thảo quy định “người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận” đang mâu thuẫn với quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản và khoản 2, Điều 118 Luật Nhà ở. Cụ thể, các văn bản luật này quy định: chỉ trường hợp chủ đầu tư kinh doanh bất động sản kinh doanh bất động sản theo hình thức bán có sẵn thì mới cần phải có Giấy chứng nhận, các giao dịch mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là các trường hợp không yêu cầu phải có giấy chứng nhận.

Có thể tìm thấy nhiều nội dung khác trong dự luật sửa đổi liên quan cho thuê đất trả tiền đất một lần (Điều 198); điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu vực đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê (Điều 216)... đang mâu thuẫn với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cần được hoàn thiện.

Ngăn hành vi sai phạm, tham nhũng, lãng phí từ đất
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, đất đai không chỉ “đứng yên” với ý nghĩa vật lý của một loại tài nguyên tự nhiên, một tài sản hữu hình với “phần xác” của nó, mà còn là thứ tài sản có “phần hồn” với những giá trị kinh tế - tài chính đặc biệt.

Vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai không những thể hiện với tư cách là nguồn lực về hiện vật, mà còn là nguồn lực tài chính to lớn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế của từng chủ thể sử dụng đất và là nguồn thu ngân sách quan trọng. Khi đất đai được đưa vào vận hành trong cơ chế thị trường, thì giá trị của nó sẽ được nhân lên gấp nhiều lần, trở thành nguồn lực đầu tư quan trọng, nguồn lực phát triển to lớn.

Nguồn lực từ đất đai là nguồn lực được hình thành từ đất đai thông qua quan hệ kinh tế, dân sự giữa các chủ thể cần một khuôn khổ pháp lý ổn định và đủ sức tạo hành lang thông thoáng. Nguồn lực này luôn gắn với quan hệ sở hữu đất đai, quyền của chủ sử dụng đất và chỉ có thể được hình thành, phát triển trong nền kinh tế thị trường, khi mà các quan hệ đất đai được thị trường hóa.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một thị trường “mua bán quyền sử dụng đất” thật sự, nó chỉ được trao đổi, mua bán với “cái vỏ” của thị trường bất động sản khi nhà cửa, công trình xây dựng khác trên đất được mua bán hoặc ít nhất là tài sản trên đất được hình thành trong tương lai (mua bán lô đất nền, căn hộ chưa được xây dựng). Đất đai, quyền sử dụng đất trở thành nguồn lực tài chính quan trọng khi nó được mua bán và trao đổi trên thị trường.

Mặc dù chúng ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng cho đến nay vẫn đang tồn tại chế độ 2 giá đất chênh lệch nhau là giá do Nhà nước định giá và giá thị trường. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, khiếu kiện đất đai trong thu hồi đất, đền bù giải tỏa.

Việc lập các thủ tục pháp lý như công chứng, trước bạ sang tên, đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho các giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho các giao dịch “ngầm” như hạ giá nhà đất mua bán để né thuế, gây thất thu ngân sách hay “găm” thủ tục chuyển nhượng, trước bạ sang tên để tiếp tục mua bán, sang tay nhằm trốn thuế. Điểm mới của dự luật là bỏ quy định về khung giá đất và xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, nhưng cần làm rõ về cơ chế vận hành, chế độ thực thi “nguyên tắc thị trường” cho giá đất làm cơ sở áp dụng trong nhiều mối quan hệ đất đai đang diễn ra, tránh tùy tiện.

Vì vậy, cùng với những vấn đề pháp lý, đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong tạo vốn đầu tư phát triển, góp phần ngăn chặn hành vi sai phạm, tham nhũng, lãng phí từ đất thông qua việc hoàn thiện Luật Đất đai lần này.
(Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng)

Ngày đêm làm cao tốc (16.09.2022)

Tuần qua, Bộ Giao thông Vận tải đã phát động đợt thi đua đặc biệt, với mục tiêu đặt ra là hoàn thành, thông xe kỹ thuật 4 đoạn cao tốc Bắc –Nam với tổng chiều dài 361 km.

Trong đó có đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (dài 99 km) đi qua Bình Thuận và Đồng Nai (khởi công tháng 9/2020, kế hoạch hoàn thành tháng 12/2022); đoạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (dài 100,8 km) đi qua tỉnh Bình Thuận (khởi công tháng 9/2020, kế hoạch hoàn thành tháng 12/2022).
Ngày đêm làm cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây và Vĩnh Hảo-Phan Thiết
Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, khi thời gian còn lại chưa đầy 120 ngày, trong khi sau 2 năm triển khai cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây mới đạt 56% sản lượng; tuyến Vĩnh Hảo - Phan Thiết mới đạt 50,18% sản lượng. Khối lượng các hạng mục còn lại phải hoàn thành rất lớn, lại đang trong mùa mưa, nếu không có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự quyết tâm của các bộ ngành, địa phương và BQL dự án, nhà thầu, đơn vị thi công, thì nguy cơ trễ hẹn là rất lớn.

Việc hoàn thành đúng tiến độ 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam trên sẽ tạo xung lực rất lớn cho các năm tiếp theo, góp phần hiện thực hóa giấc mơ cao tốc nối liền từ Lạng Sơn đến Cà Mau.Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải coi đợt thi đua này như “một chiến dịch đặc biệt” của ngành trong năm nay. Tại lễ phát động thi đua, các đơn vị đã cam kết khắc phục mọi khó khăn, tăng cường nhân lực, thiết bị, tài chính, dồn sức thi công “3 ca 4 kíp”, làm ngày làm đêm để đẩy nhanh tiến độ bù lại phần khối lượng đã bị chậm do ảnh hưởng dịch Covid-19, thời tiết, khí hậu thất thường và giá cả vật tư, nguyên vật liệu, xăng dầu tăng cao. Các địa phương sẽ phải tập trung hỗ trợ tối đa, giải quyết kịp thời các vướng mắc về nguồn cung vật liệu, tạo điều kiện cho các nhà thầu hoàn thành dự án.

Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, trong khi người lao động cả nước nghỉ lễ 4 ngày, thì trên các công trường cao tốc Bắc-Nam 100% cán bộ, kỹ sư, công nhân xung phong làm việc xuyên lễ, không khí thi công nhộn nhịp, khẩn trương . Chắc chắn rằng sau khi Bộ Giao thông Vận tải phát động đợt thi đua nước rút 120 ngày đêm này, thì không khí thi công trên các công trường sẽ thêm hối hả, không có ngày nghỉ, không có lễ, tết, thậm chí sẽ tranh thủ những lúc thời tiết thuận lợi để làm xuyên đêm, với tinh thần quyết chiến quyết thắng “giao thông đi trước mở đường”.

Đối với Bình Thuận, việc hoàn thành các dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội. Người ta nói: “đại lộ sinh đại phú”, khi các tuyến cao tốc trên được đưa vào khai thác, sẽ lập tức mang lại hiệu quả rõ rệt, không chỉ về phát triển du lịch, thu hút đầu tư, mà còn mở ra rất nhiều cơ hội cho các lĩnh vực khác bứt phá. Hơn ai hết, nhiều người dân Bình Thuận đang đếm ngược đến ngày khánh thành 2 dự án cao tốc trên.
(Theo Báo Bình Thuận)

Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn

Thời điểm cuối tháng 8 đầu tháng 9 này, tỉnh Bình Thuận đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh (1992-2022). Từ một tỉnh nghèo đến nay Bình Thuận đã có những thành tựu, bước tiến vượt bậc về kinh tế - xã hội và đang đứng trước nhiều cơ hội, thách thức để phát triển hơn thời gian tới.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-
Báo Pháp Luật TP.HCM có cuộc trao đổi với ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận về vấn đề này.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-2
Phóng viên: Năm 1992, tỉnh Bình Thuận tái lập với xuất phát điểm nền kinh tế rất thấp nhưng đến nay đã có những bước phát triển rất đáng tự hào. Vậy Bình Thuận sẽ làm gì để phát triển hơn nữa với những tiềm năng sẵn có của mình, thưa ông?

+ Ông Dương Văn An: Những thành tựu mà Bình Thuận đạt được trong 30 năm qua là đáng trân trọng và tự hào. Những nền tảng mà các thế hệ đi trước tạo dựng như hạ tầng giao thông, thủy lợi, quy hoạch, thu hút đầu tư, xây dựng bộ mặt đô thị, nông thôn, bồi dưỡng nguồn lực con người… đã và đang phát huy hiệu quả.

Đơn cử, năm 2021, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 69,58 triệu đồng, đứng thứ 20/63 tỉnh, TP trong cả nước, đứng thứ 2/14 tỉnh, TP vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ…

Tuy vậy, những thành tựu đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế mà Bình Thuận đang có. Việc làm sao có thể tận dụng, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để xây dựng Bình Thuận giàu đẹp luôn là trăn trở của các thế hệ lãnh đạo tỉnh.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-3
Thời gian tới tỉnh tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ, tăng cường thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, cải cách thủ tục hành chính. Từ đó tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư kinh doanh, liên kết, hợp tác, phát triển.

Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành năm nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội. Trước tiên tỉnh sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó tập trung vào ba trụ cột kinh tế là công nghiệp, du lịch, nông nghiệp.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-4
Bình Thuận sẽ phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan để sớm hoàn thành hai tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây (thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông), dự án sân bay Phan Thiết.

Cùng với đó là tập trung đầu tư những công trình giao thông quan trọng để kết nối liên vùng như hoàn thành đường 719B từ Phan Thiết đến Kê Gà, đường Hòn Lan – Tân Hải, đường Hàm Kiệm – Tiến Thành nối quốc lộ 1A với khu du lịch Tiến Thành, đường Tân Minh – Sơn Mỹ, đường Đông Hà – Gia Huynh…

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát huy hơn nữa trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc về thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng… góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-5
Là tỉnh kết nối với khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sắp tới cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sẽ hoàn thành, Bình Thuận đứng trước một cơ hội rất lớn. Vậy tỉnh đã có kế hoạch gì để phát huy tiềm năng, lợi thế, thu hút các nhà đầu tư?

+ Bình Thuận sẽ chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giải quyết đúng nhưng nhanh các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường… nhằm tạo niềm tin và sự hài lòng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Cùng đó là công khai, minh bạch trong lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết để từ đó tạo ra sản phẩm đầu tư chất lượng tốt, hiệu quả về kinh tế - xã hội.

Tỉnh cũng xác định việc giải phóng nguồn lực đất đai rất quan trọng. Bởi thời gian qua có nhiều vướng mắc, nhất là vấn đề chồng lấn quy hoạch titan khiến hàng chục dự án trên địa bàn phải “bất động”.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-6
Nằm ở vị trí “cửa ngõ” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, năm 2022 tỉnh sẽ khởi công xây dựng thêm Khu công nghiệp Sơn Mỹ I với quy mô 1.070 ha và Khu công nghiệp Tân Đức với quy mô 300 ha ở huyện Hàm Tân, đưa số khu công nghiệp lên tám khu với diện tích hơn 2.500 ha. Điều này hứa hẹn sẽ tạo ra một bước phát triển nhảy vọt của tỉnh trên lĩnh vực công nghiệp.

Ngành công nghiệp năng lượng nhất là năng lượng tái tạo cũng sẽ được đẩy mạnh. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tiếp cận đất đai, mặt hồ, không gian biển để đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi, điện khí hóa lỏng LNG, sản xuất năng lượng Hydrozen.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-7
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-8
Hiện đang có nhiều nhà đầu tư điện gió ngoài khơi có quy mô lớn đăng ký đầu tư vào Bình Thuận như dự án Thăng Long Wind của tập đoàn Enterprize Energy (công suất 3.400MW, tổng vốn đầu tư 11,9 tỉ USD), dự án điện gió Tuy Phong của tập đoàn Orsted và T&T (công suất 4.600MW, tổng vốn đầu tư 15 tỉ USD), dự án điện gió AMI AC Bình Thuận của Công ty AMI AC Renewable (công suất 1.800MW, tổng vốn đầu tư 5 tỉ USD)… Ngoài ra chuỗi dự án điện-khí Sơn Mỹ cũng đang được xúc tiến về thủ tục đầu tư.
Với 48 nhà máy sản xuất điện hiện có và các dự án triển khai trong thời gian tới, Bình Thuận sẽ sớm trở thành trung tâm năng lượng quan trọng của Việt Nam.

Cùng với năng lượng, tỉnh sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển các nhà máy chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản, tạo giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp; thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo để bắt kịp xu thế.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-9
Ngoài là một trong ba ngư trường lớn nhất nước, việc Bình Thuận có “mặt tiền biển” gần 200 km cũng giúp du lịch phát triển mạnh tuy nhiên hiện mới tập trung ở TP Phan Thiết. Vậy sắp tới Bình Thuận sẽ làm gì với lợi thế “mặt tiền biển” này?

+ Một thời gian dài, du lịch Bình Thuận tập trung vào khu vực Hàm Tiến – Mũi Né, phía Nam của TP Phan Thiết đến Kê Gà bị chững lại do vướng quy hoạch Cảng Kê Gà. Các khu vực còn lại như La Gi, Hàm Tân, Bắc Bình vừa vướng quy hoạch titan vừa thiếu đấu nối giao thông, ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi trồng thuỷ sản…
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-10
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-11
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-12
Để phát huy lợi thế “mặt tiền biển”, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh sẽ quy hoạch lại không gian ven biển để phát triển một cách bài bản hơn.

Trong đó đẩy mạnh những loại hình đang có sức hấp dẫn du khách như du lịch thể thao biển, du lịch MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe, dưỡng lão, du lịch mạo hiểm… Tỉnh cũng sẽ có những chương trình xúc tiến, kêu gọi nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm, uy tín đầu tư vào tỉnh...
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-13
Tập trung phát triển thị trường du lịch nội địa, tăng cường hợp tác liên kết vùng như tam giác du lịch Bình Thuận – TP.HCM - Lâm Đồng, vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Liên kết với các tuyến du lịch Xuyên Á, con đường di sản Miền Trung, con đường xanh Tây Nguyên, đồng thời phát triển thị trường du lịch quốc tế…

Với các chính sách trên, hy vọng thời gian tới du lịch Bình Thuận sẽ phát triển bứt phá để sớm trở thành một trong những điểm đến hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-14
Công viên sinh thái Phú Hài (Phan Thiết) là ý tưởng của ông nhằm biến khu vực nuôi tôm bỏ hoang thành khu sinh thái, vừa tạo cảnh quan vừa bảo vệ môi trường. Ông kỳ vọng gì về công viên này và bao giờ thì thành hiện thực?

+ Khu vực ngập mặn vốn là đất nuôi tôm, làm ruộng muối nhưng thời gian dài người dân không còn canh tác nên các loại cây sú, bần, cây mắm… phát triển mạnh, tạo thành khu rừng ngập mặn hiếm hoi còn “sót” lại trong lòng TP Phan Thiết. Nơi đây có nhiều đàn chim, cò về trú ngụ, tìm thức ăn, nhiều loài thuỷ sinh sinh sống tạo nên hệ sinh thái ngập nước thú vị, là nơi hấp dẫn cho những nghệ sĩ đến săn ảnh.

Ban đầu tỉnh quy hoạch nơi này thành khu công viên xây xanh, thể thao, sau đó điều chỉnh làm hai khu vực gồm xây dựng khu dân cư (gần 10 ha) và khu công viên (hơn 22 ha). Nhà nước sẽ đấu giá quyền sử dụng đất với gần 10 ha xây dựng khu dân cư để lấy kinh phí đầu tư thực hiện khu vực công viên. Tuy nhiên, nếu phương án này triển khai thì sẽ mất đi một khu rừng ngập mặn tái sinh hiếm hoi - điểm nhấn trong không gian đô thị, lá phổi xanh của TP.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-15
Do đó từ cuối năm 2019, tôi đã đề nghị giữ lại toàn bộ khu này làm công viên sinh thái ngập mặn, tuy nhiên đến năm 2021 ý tưởng này mới được triển khai. Trên cơ sở đó, dự án xanh công viên sinh thái rừng ngập mặn Phú Hài được khởi động. Dự án cơ bản giữ lại hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn, đồng thời cải thiện môi trường nước, dòng chảy.

Dự án cũng gia tăng các điểm đấu nối khu vực vành đai, chống sạt lở cho các điểm xung yếu. Các hợp phần dự án gồm phát triển cây, cải tạo nước, làm lối đi bộ, một số hạng mục phục vụ tham quan, vui chơi, giải trí… Hiện đã xây dựng xong các phương án quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian tới chúng tôi sẽ trình HĐND tỉnh điều chỉnh quy hoạch, chủ trương đầu tư. Khi được thông qua, sẽ lập dự án, lập dự toán và khởi công công trình.
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-16
Tại Hội nghị bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng tháng 7 vừa qua, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh công tác xây dựng, chính đốn Đảng là một yêu cầu rất quan trọng. Với những sai phạm xảy ra ở Bình Thuận vừa qua, theo ông bài học lớn nhất về xây dựng, chính đốn Đảng cần rút ra là gì?

+ Ở mỗi giai đoạn, thời kỳ, việc vận dụng các cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư… để thúc đẩy sự phát triển của địa phương có lúc chủ quan, nóng vội, chưa bám sát các quy định dẫn đến vi phạm, sai phạm. Đây là bài học kinh nghiệm rất sâu sắc để các cán bộ lãnh đạo đương nhiệm và trong tương lai rút ra cho bản thân.

Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận thấy trong quá trình lãnh đạo, điều hành, trước tiên cần làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đẩy mạnh học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-17
Cùng đó là tuân thủ thực hiện nghiêm chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi vị trí theo quy chế làm việc. Kịp thời rà soát, thay thế cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, yếu kém về năng lực, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Và hơn hết người lãnh đạo phải đặt lợi ích chung lên đầu, dám nghĩ, dàm làm, dám chịu trách nhiệm; có sự cầu thị, tiếp thu, biết lắng nghe các luồng ý kiến, từ đó sớm khắc phục, điều chỉnh những sai sót nếu có.

Xin cảm ơn ông!
Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-18

Bình Thuận trở mình trước cơ hội lớn-Ảnh-19

(Nguồn Báo PL TPHCM https://plo.vn/bi-thu-duong-van-an-binh-thuan-tro-minh-truoc-co-hoi-lon-post698102.html)

Bình Thuận trở thành một cực phát triển mới - phần 2 - Tiềm năng và triển vọng

Phần 2 - Tiềm năng và triển vọng
Chú trọng nguồn lực tự nhiên
Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng và điểm mạnh của tỉnh Bình Thuận so với các địa phương khác vùng duyên hải miền Trung. Bình Thuận là 1 trong 28 tỉnh, thành phố giáp biển của cả nước, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng duyên hải Nam Trung bộ và vùng Đông Nam bộ kể cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quan trọng hơn, tỉnh còn nằm trên tuyến hành lang kinh tế Bắc – Nam, là tuyến hành lang kết nối các tuyến hành lang kinh tế phía Bắc với hành lang kinh tế phía Nam tham gia vào tuyến hành lang xuyên Á, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng duyên hải Nam Trung bộ và vùng Đông Nam bộ (và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), với khoảng cách không quá xa đến trung tâm phát triển lớn nhất cả nước là TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Bình Thuận là một tỉnh tiếp nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với biển Đông rộng lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan mô hình Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1. 
Bình Thuận có điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú có khả năng huy động, khai thác, sử dụng vào phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Với bờ biển dài 192 km, ngoài khơi có đảo Phú Quý với diện tích 16 km2 nằm cách Phan Thiết 56 hải lý, điều kiện khí hậu thuận lợi, ít mưa bão sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Bình Thuận phát triển các ngành kinh tế từ biển như khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản gắn với phát triển công nghiệp chế biến. Trong đó, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng tầm cỡ quốc gia và quốc tế; phát triển cảng biển gắn với kết hợp hình thành các khu công nghiệp quy mô lớn hơn. Không gian và nguồn lợi từ biển đã và đang được các ngành kinh tế của trung ương, tỉnh quan tâm khai thác, phát triển và từng bước phát huy hiệu quả. Trong tương lai, vùng ven biển sẽ trở thành vùng động lực thúc đẩy việc phát triển các đô thị, khu du lịch; khu, cụm công nghiệp, dịch vụ ven biển; các dự án điện mặt trời, điện gió trên đất liền và điện gió ngoài khơi, điện khí hóa lỏng LNG và hệ thống cảng biển, tuyến đường ven biển. Theo quy hoạch và định hướng thì các ngành ưu tiên phát triển ở khu vực này là du lịch, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và dịch vụ logistics. Đối với du lịch, Bình Thuận xác định thế mạnh về biển và cảnh quan thiên nhiên để xây dựng các khu du lịch đẳng cấp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, chữa bệnh, thể thao biển, MICE. Không xa nữa du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Kết nối hạ tầng liên vùng
Bình Thuận có hệ thống hạ tầng giao thông với đa dạng loại hình vận tải như các tuyến đường bộ QL1, QL28, QL55 và hệ thống đường tỉnh đã và đang được tiếp tục đầu tư nâng cấp; đường sắt Bắc - Nam hiện có và các cảng biển Vĩnh Tân, Phan Thiết đi vào hoạt động từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ hạ tầng của doanh nghiệp và nhân dân. Các công trình năng lượng quốc gia được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, cùng với các công trình hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp năng lượng xanh, sạch tạo cho Bình Thuận có mạng lưới hạ tầng tương đối đồng bộ.

Bên cạnh đó, các công trình hạ tầng quốc gia đã được quy hoạch và đang đầu tư trên địa bàn tỉnh như tuyến đường bộ cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây và Vĩnh Hảo-Phan Thiết đi qua; cảng biển Sơn Mỹ và cảng hàng không sân bay Phan Thiết; đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ tạo điều kiện kết nối giao thông đi lại dễ dàng, thuận lợi với các vùng và cả nước, nhất là các vùng kinh tế năng động; kết nối phát triển kinh tế thuận lợi với các quốc gia, thị trường trong khu vực ASEAN và quốc tế. Cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối được hoàn thiện, làm gia tăng nhanh hơn hiệu ứng lan tỏa phát triển, nhất là các hoạt động công nghiệp, dịch vụ như: giáo dục đào tạo, y tế, du lịch, logistics, tỉnh sẽ tiếp tục học tập, kế thừa, đổi mới sáng tạo từ các trung tâm kinh tế lớn như vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cùng với thị trường hàng hóa, dịch vụ rộng lớn, cơ cấu “dân số vàng” là cơ hội cho Bình Thuận thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Hình thành các khu du lịch hiện đại ven biển.
Được biết, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đang được xây dựng) là cơ hội cho Bình Thuận hoạch định phương án, quản lý phát triển và định hướng cho các doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội từ những chủ trương, chính sách mang lại. Tỉnh Bình Thuận hiện đang tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện quyết liệt các giải pháp cải thiện và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công. Quan tâm tháo gỡ điểm nghẽn do yếu tố con người, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo mọi thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Quy mô và chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời gian qua đang trở thành một trong những nguồn tài lực quan trọng của tỉnh trong thời gian tới.

Trong bối cảnh phát triển mới, cùng với cơ hội mở rộng thị trường do liên kết, hợp tác phát triển, việc quản lý, khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên hợp lý hiệu quả sẽ tạo cơ hội cho Bình Thuận nhiều triển vọng phát triển các ngành: Khai thác, nuôi trồng và công nghiệp chế biến thủy, hải sản; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp khai khoáng (chế biến sâu titan, dịch vụ dầu khí...). Theo đó, phát triển công nghiệp điện, trở thành Trung tâm năng lượng của quốc gia; dịch vụ cảng biển gắn với hình thành các đô thị, các khu công nghiệp và cung cấp dịch vụ logistics; phát triển mô hình các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ; phát triển các đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế trong thời gian đến.

Có thể nói “đường lớn đã mở” cho Bình Thuận. Trong tương lai gần, mảnh đất từng mệnh danh “khô, khó, khổ” sẽ chắc chắn phát triển nhanh, mạnh, bền vững và đi lên, khi biến những khó khăn thành lợi thế như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra.

Bình Thuận trở thành một cực phát triển mới - phần 1

Từ cơ cực trở thành cực phát triển
Kể từ sau khi tái lập tỉnh đến nay, Bình Thuận đã vượt khó, vươn lên và từng bước rút ngắn chênh lệch về trình độ phát triển với các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung và miền Đông Nam bộ. Hiện nay tiềm lực kinh tế và kết cấu hạ tầng bước đầu được củng cố, tạo tiền đề cho Bình Thuận phát triển mạnh trong những năm tiếp theo.

Những bước phát triển vừa qua với các nhân tố mới như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thủy sản, năng lượng tái tạo… đã và đang từng bước đưa Bình Thuận trở thành một cực phát triển mới.

Chuyện chưa bao giờ cũ
Từ cuối những năm thập niên 90, khi mới chập chững vào nghề báo, tôi đã đọc nhiều bài của cố nhà báo Trần Bạch Đằng trên báo Bình Thuận. Ông từng ví von: Bình Thuận nằm ở vùng cực Nam Trung bộ, mảnh đất khô cằn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi nên việc “cực” khổ, gian nan là không thể tránh khỏi. Vậy mà, từ một vùng đất cơ cực, gian khó, “thừa nắng, thiếu mưa”, hạn hán cục bộ triền miên ngày nào, giờ đây Bình Thuận đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành một cực phát triển mới ở khu vực.
Dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết
Thành quả ấy đến từ tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nhận thức, hành động của các đồng chí lãnh đạo tỉnh trải qua từng thời kỳ. Đó là khát vọng vươn lên của quân và dân Bình Thuận, khẳng định ý chí, nỗ lực, quyết tâm không đầu hàng số phận mà thiên nhiên đã “ưu ái” dành cho mảnh đất này: Có cái nắng, có cái gió nhưng thiếu nước. Câu chuyện về hành trình đi tìm nước cho Bình Thuận cũng có thể trở thành một kỳ tích của các đồng chí lãnh đạo tỉnh nhà. Hồi đó tôi khá may mắn khi được cơ quan cử tháp tùng đồng chí Huỳnh Văn Tí (lúc ấy là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận) dự nhiều cuộc họp tiếp xúc cử tri, tiếp các đoàn công tác của các bộ, ngành Trung ương đến tỉnh làm việc. Và hầu như các cuộc tiếp xúc, cử tri đều kêu nhiều nhất là nước sinh hoạt và nước sản xuất, vấn đề cấp bách nhất của tỉnh lúc bấy giờ được lãnh đạo tỉnh xác định phải giải quyết là: Nước, nước và nước. Bằng các mối quan hệ của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, các bộ ngành, Bình Thuận đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình, hệ thống thủy lợi trên địa bàn. Đến nay hệ thống thủy lợi đã được “nối mạng”, mở rộng khắp nơi, về cơ bản không còn lo chuyện thiếu nước.
Hệ thống thủy lợi Tà Pao
Công nghiệp phát triển khá nhanh
Ngành công nghiệp Bình Thuận có tốc độ tăng trưởng khá cao, với giá trị tăng thêm trong giai đoạn 1992 - 2022 bình quân 15,39%/năm; chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (từ 9,58% năm 1992 lên 30,27% năm 2022). Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, thu hút được nhiều dự án đầu tư công nghiệp có quy mô lớn, nhất là các dự án năng lượng. Các sản phẩm sản xuất đều tăng, trong đó sản phẩm tăng khá cao như: Điện phát ra (gấp 10.312,5 lần); thủy sản đông lạnh (gấp 46,69 lần); sản phẩm may mặc (gấp 96,77 lần). Sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng, một số sản phẩm lợi thế tiếp tục khẳng định chỗ đứng trên thị trường và tăng trưởng nhanh như: Hải sản chế biến, nước khoáng Vĩnh Hảo, muối công nghiệp… đã có thêm một số sản phẩm mới như: Điện gió, điện mặt trời, sản phẩm sản xuất từ nhựa composite, đồ gỗ trang trí nội thất, tole mạ màu, giấy dính cao cấp, chế biến khoáng sản titan…

Tiềm năng về năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo được đầu tư, phát huy hiệu quả. Giá trị sản xuất công nghiệp, nhất là sản xuất và phân phối điện tăng trưởng cao (tăng bình quân 42,23%/năm). Đây là lĩnh vực đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần đưa Bình Thuận trở thành tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp năng lượng, từng bước trở thành một trung tâm năng lượng lớn của cả nước.

Bình Thuận đã từng bước hình thành các khu, cụm công nghiệp theo hướng thu hút các ngành nghề gắn liền vùng nguyên liệu và lợi thế của từng địa phương; nhiều công trình, dự án công nghiệp đã được triển khai đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng đã góp phần đáng kể tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Đến nay, đã có 9 khu công nghiệp được phê duyệt đưa vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam với tổng diện tích 3.003,43 ha. Trong đó, 8 khu công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; 6 khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đi vào hoạt động (Phan Thiết 1, 2; Hàm Kiệm 1,2; Sông Bình, Tuy Phong), thu hút được 89 dự án đầu tư (trong đó có 28 dự án FDI), với tổng mức đầu tư 16.192,54 tỷ đồng và 231,08 triệu USD, diện tích cho thuê 277,74/ 734,9 ha, đạt tỷ lệ 37,79% diện tích các khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hạ tầng. Toàn tỉnh có 27 cụm công nghiệp đã thu hút, bố trí 173 dự án đầu tư với tổng diện tích 268,2 ha, chiếm khoảng 35,66% diện tích đất công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp có bước tăng trưởng nhanh (trong ảnh:  dây chuyền sản xuất in ấn ở Bắc Bình)
Giá trị sản xuất công nghiệp có bước tăng trưởng nhanh (trong ảnh:  điện gió ở Bắc Bình)
Ấn tượng với du lịch
Du lịch phát triển nhanh, nhất là sau sự kiện nhật thực toàn phần diễn ra ngày 24/10/1995 đã mở ra triển vọng phát triển mới. Du lịch Bình Thuận nói chung và Khu du lịch quốc gia Mũi Né nâng cao chất lượng, giữ vững được thương hiệu và uy tín; từng bước trở thành địa bàn trọng điểm về du lịch của cả nước và là Trung tâm Du lịch thể thao biển mang tầm quốc gia. Đã thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch dọc khu vực ven biển, trong đó có một số dự án có quy mô đầu tư lớn, tổ hợp du lịch - dịch vụ. Đến nay, đã có 382 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 70.220 tỷ đồng, trong đó có 188 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh. Các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn với hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp được đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động, cùng với việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao (lướt ván buồm, lướt ván diều, thuyền buồm, golf…), du lịch hội nghị, du lịch tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa… Dịch vụ lữ hành, vận chuyển hành khách du lịch, nhà hàng ăn uống, cơ sở mua sắm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe phát triển khá nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách. Các hoạt động văn hóa, thể thao, các lễ hội truyền thống được tổ chức gắn với yêu cầu phát triển du lịch. Hình ảnh, thương hiệu Khu du lịch Mũi Né - Phan Thiết với nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đã được khẳng định đối với thị trường du lịch trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch khá cao. Lượng khách đến tham quan nghỉ dưỡng năm 2019 đạt 6,404 triệu lượt khách, gấp 512,77 lần so với năm 1992, tăng bình quân 26%/năm, trong đó khách quốc tế 774 ngàn lượt khách, gấp 80,49 lần so với năm 1992, tăng bình quân 17,65%/năm; doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2019 đạt 15.200 tỷ đồng, bằng gấp 2.515,89 lần so với năm 1992, tăng bình quân 33,64%/năm.

Những con số, số liệu bao giờ cũng xơ cứng, khô khan song nó dẫn chứng cho sự thay đổi toàn diện của Bình Thuận trong 3 thập kỷ vừa qua.
Du lịch Bình Thuận luôn thu hút du khách với điểm đến thân thiện, hấp dẫn.

120 ngày chạy đua thông xe kỹ thuật 361km 4 tuyến cao tốc phía Đông (10.09.2022)

Bộ GTVT phát động phong trào thi đua “120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án đường bộ cao tốc phía Đông" trong thời gian từ 9/2022 đến 12/2022.

Sáng 10/9, tại Bình Thuận, Bộ GTVT đã tổ chức lễ phát động thi đua “120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án đường bộ cao tốc Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây”. Thời gian thi đua sẽ bắt đầu từ tháng 9/2022 đến hết tháng 12/2022.

Không thực hiện đúng cam kết là có lỗi với nhân dân
Những ngày qua, khí thế trên công trường thi công các dự án cao tốc phía Đông như có một làn gió mới. Các Ban quản lý dự án, nhà thầu đã tích cực hơn, quyết liệt hơn trong việc tổ chức thi công tại các gói thầu.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu phát động phải thực chất, tạo không khí mới trong thi công trên công trường.
Tại gói thầu XL04 thuộc dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nơi diễn ra lễ phát động không khí rât sôi nổi. Các công nhân đã vào cuộc từ sáng sớm để thi công nút giao giữa cao tốc với đường tỉnh 718 và tranh thủ thảm những mẻ nhựa mặt đường khi thời tiết nắng ráo.

Công việc vẫn còn bộn bề, nhưng quyết tâm thi công hoàn thành dự án theo tiến độ vẫn được những cán bộ, công nhân ở đây quán triệt sâu sắc.

Trước khi diễn ra lễ phát động, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có chuyến kiểm tra tiến độ tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và chứng kiến khí thế thi công mới trên công trường.

Trong 654 km thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đang triển khai thi công có 361 km thuộc 4 dự án thành phần Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Theo kế hoạch 4 dự án này phải thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2022.

Tại lễ phát động, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, trong những ngày qua đã trực tiếp đi kiểm tra 4 dự án cao tốc mà hôm nay phát động. Qua kiểm tra cũng đã ghi nhận những khó khăn khách quan, chủ quan của từng dự án.

Tuy nhiên, qua trao đổi với từng nhà thầu cụ thể trên các dự án, cũng có những vấn đề mà lãnh đạo các nhà thầu phải trăn trở suy nghĩ. Bởi trong cùng một môi trường thi công như nhau, ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như nhau, nhưng cũng có những nhà thầu thi công tốt, đã cơ bản hoàn thành các khối lượng chính của gói thầu, trong khi có những nhà thầu tiến độ vẫn không đáp ứng yêu cầu.

Đánh giá cao buổi lễ mà Bộ GTVT phát động, tuy nhiên Phó Thủ tướng cũng lưu ý: Nếu phát động phong trào theo kiểu chung chung, hình thức là không được, mà phải làm thực chất.

Sau lễ phát động phải có không khí thi công mới trên công trường, có trách nhiệm cao ở từng vị trí một, từ công nhân đến chỉ huy trưởng, giám đốc nhà thầu, giám đốc dự án, giám đốc Ban QLDA. Các nhà thầu tăng thêm thiết bị, nhân lực để tạo không khí thi công trên công trường, vượt qua những khó khăn, hoàn thành các mục tiêu cam kết.

“Các nhà thầu không hoàn thành được lời hứa là có lỗi với nhân dân. Xây dựng các dự án cao tốc không chỉ là phát triển kinh tế thuần tuý của nhà thầu mà còn là nhiệm vụ chính trị, uy tín, thương hiệu của mình. Hạnh phúc lớn nhất của người thợ xây dựng, ngành xây dựng là giữ lời hứa với cam kết của mình.

Khi đã có uy tín, thương hiệu thì những đơn vị ngành giao thông làm không hết việc, nhưng nếu không có uy tín, thương hiệu thì suốt đời chỉ đi làm thuê”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết sắp tới sẽ triển khai thêm nhiều dự án cao tốc khác. Những nhà thầu nào làm tốt trong giai đoạn 1 sẽ ưu tiên để tham gia các dự án cao tốc giai đoạn 2. Những đơn vị nào làm không tốt, kiên quyết loại khỏi dự án.
Hiện nay còn một số vướng mắc về đường điện, cụ thể là ở tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo, Phó Thủ tướng đề nghị các đơn vị vào cuộc để giải quyết sớm vấn đề này. Một số dự án còn vướng về vật liệu đất cũng phải giải quyết dứt điểm.

Về nguồn vốn, Phó Thủ tướng yêu cầu các nhà thầu phải sử dụng đúng mục đích, tránh tình trạng lấy tiền của gói thầu này để đi làm việc khác.

Ban QLDA cùng với tư vấn phải giải quyết nhanh các hồ sơ để thanh toán cho nhà thầu. Tinh thần là làm đến đâu nghiệm thu đến đó, đảm bảo chặt chẽ quy trình nghiệm thu nhưng cũng phải nhanh chóng thanh toán cho nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp chặt chẽ cùng Bộ GTVT thực hiện song hành công tác kiểm tra các điều kiện nghiệm thu để sớm đưa công trình vào khai thác, bảo đảm không để xảy ra các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng công trình.

Các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại trong công tác GPMB, di dời các hạng mục hạ tầng kỹ thuật gây ảnh hưởng đến thi công xong trước ngày 15/9/2022, các hạng mục còn lại hoàn thành trước 30/9/2022.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương phối hợp với các địa phương thực hiện di dời đường điện cao thế đúng tiến độ.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện, kịp thời báo cáo, đề xuất khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ đối với các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu phát động phải thực chất, tạo không khí mới trong thi công trên công trường.
Nhà thầu hoàn thành tốt sẽ ưu tiên tham gia giai đoạn 2
“120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án đường bộ cao tốc Mai Sơn - QL45, cao tốc Cam Lộ - La Sơn, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây” được xem là chiến dịch lớn trong năm 2022 của ngành GTVT với những mục tiêu, tiêu chí thi đua khen thưởng rất cụ thể đối với từng hạng mục, từng gói thầu, đối với từng nhà thầu và từng dự án.

Để phong trào thi đua đi vào thực chất, nghiêm túc, tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy yêu cầu các Ban QLDA kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện của từng nhà thầu, từng gói thầu và toàn dự án. Giải quyết nhanh những thủ tục liên quan cho nhà thầu; nhanh nhạy, linh hoạt hơn nữa trong việc áp dụng mọi cơ chế giải ngân nhằm hỗ trợ, duy trì năng lực tài chính cho các nhà thầu tăng tốc thi công.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy phát động thi đua
Các đơn vị tư vấn phải bám sát hiện trường, giám sát chặt chẽ quy trình, chất lượng thi công, đẩy nhanh nghiệm thu thanh toán, kịp thời xử lý ngay những điều chỉnh, bổ sung thiết kế kỹ thuật nếu có.

Các nhà thầu phải điều chỉnh tiến độ thi công, tăng cường nhân lực, thiết bị, tài chính… tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp” để đẩy nhanh tiến độ, bù lại phần khối lượng đã bị chậm và thực hiện đúng với cam kết thi đua.

Bộ GTVT giao Cục QLXD thường xuyên kiểm tra hiện trường, đôn đốc các Ban QLDA, Tư vấn, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, yêu cầu các đơn vị kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tiến độ thi công theo cam kết. Kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm như: cắt chuyển khối lượng; bổ sung nhà thầu phụ; xem xét chấm dứt hợp đồng và cấm tham gia các dự án do Bộ GTVT quản lý từ 03 - 05 năm.

Đối với các đơn vị hoàn thành tiến độ, sẽ được Bộ GTVT xem xét ưu tiên tham gia thực hiện các dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc giai đoạn 2.

Tại lễ phát động, ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban QLDA Thăng Long đại diện cho các Ban QLDA và một số nhà thầu thực hiện 4 dự án cao tốc phía Đông đã phát biểu, cam kết những mốc tiến độ đã đề ra, phấn đấu thông xe kỹ thuật 4 dự án vào ngày 31/12/2022.
Nhà thầu đang thảm bê tông nhựa C19 một đoạn của gói thầu XL04 thuộc cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết
Kế hoạch phát động với 4 dự án cao tốc
Mai Sơn - Quốc lộ 45: Hoàn thành nền đường trước 31/10, các lớp móng đường trước 30/11, các lớp mặt đường bê tông nhựa trước 20/12, các công trình trên tuyến hoàn thành trước 30/11. Công tác hoàn thiện hệ thống dải phân cách giữa, ATGT hoàn thành trước 31/12.

Cam Lộ - La Sơn: Hoàn thành nền đường trước 20/9, lớp móng cấp phối đá dăm trước 25/9, móng cấp phối đá dăm trước 5/10, các lớp mặt đường BTN trước 25/10. Công tác hoàn thiện và hệ thống ATGT trước ngày 31/10.

Vĩnh Hảo - Phan Thiết: Hoàn thành nền đường trước 31/10, các lớp móng đường trước 30/11, các lớp mặt đường BTN trước 25/12, các cầu tuyến chính và vượt ngang hoàn thành trước 15/12. Công tác hoàn thiện hệ thống dải phân cách giữa, ATGT hoàn thành trước ngày 31/12.

Phan Thiết - Dầu Giây: Hoàn thành nền đường trước 31/10, các lớp móng đường trước 30/11, các lớp mặt đường bê tông nhựa trước 20/12, các công trình trên tuyến trước 30/11. Công tác hoàn thiện hệ thống dải phân cách giữa, ATGT hoàn thành trước 31/12/2022.
(Nguồn Báo Giao Thông)